Viêm nha chu
Các bệnh lý về răng miệng ngày càng phổ biến, đặc biệt là bệnh viêm nha chu. Viêm nha chu rất dễ mắc phải và khi không có hướng điều trị kịp thời dễ gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Điều trị viêm nha chu là kỹ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi nha sĩ phải có trình độ chuyên môn cao mới có thể thực hiện được. Vậy điều trị viêm nha chu thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !
Tìm hiểu về bệnh viêm nha chu
- Nha chu có thể hiểu là toàn bộ tổ chức tế bào xung quanh răng bao gồm nướu lợi, dây chằng quanh răng và ổ xương chân răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giúp cho răng được chắc khỏe.
- Bệnh viêm nha chu chính là bệnh lý làm ảnh hưởng đến các mô nha chu này. Tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập. Răng sẽ dần bị suy yếu đi, chức năng ăn nhai cũng sẽ giảm dần, gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng như sức khỏe cơ thể của con người.
Bệnh viêm nha chu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Ở giai đoạn nướu bị viêm, nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn, bệnh viêm nướu có khả năng hồi phục, nhưng nếu không điều trị có thể tiến triển sang viêm nha chu khi mô liên kết nướu với răng bị phá hủy.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu
Để nhận biết được bệnh viêm nha chu, chúng ta căn cứ vào những biểu hiện dưới đây:
– Nướu răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi đánh răng, thức ăn cứng…
– Nướu bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có vết loét và trở nên lỏng lẻo mà không bám chắc vào chân răng như bình thường.
– Có nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh thân răng.
– Răng bị lung lay và thưa dần đi.
– Hiện tượng hôi miệng cũng bắt đầu xuất hiện.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Nguyên nhân của bệnh viêm nha chu thì có nhiều, tuy nhiên tình trạng vệ sinh răng miệng kém, không thăm khám răng miệng định kỳ là nguyên nhân chủ yếu. Cụ thể là:
- Cao răng đóng quanh răng quá nhiều, không được làm sạch, khiến vi khuẩn tấn công và phá hoại tổ chức nha chu.
- Bệnh sâu răng không sớm được điều trị, vi khuẩn từ mô răng sâu trực tiếp gây viêm nướu và viêm nha chu.
- Bị viêm lợi kéo dài mà không được điều trị kịp thời.
- Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày không đúng cách dẫn đến tồn đọng vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố suy giảm, hormone thay đổi khiến cho hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nướu răng, nha chu
- Do việc hút thuốc lá quá nhiều mỗi ngày
Hậu quả của viêm nha chu
Viêm nha chu là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Viêm nha chu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng, một trong những hậu quả phổ biến bao gồm:
Hơi thở có mùi khó chịu:
Viêm nha chu hình thành cho răng bị nhiễm khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng. Ở giai đoạn nặng, hơi thở sẽ có mùi hôi, tanh kèm theo khiến bạn mất tự tin nghiêm trọng trong quá trình giao tiếp hằng ngày.
Tụt lợi, tiêu xương:
Viêm nha chu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới tiêu xương, tụt lợi làm cho các chân răng bị lộ ra khỏi xương, các răng bị dài ra, làm cho răng yếu đi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của răng.
Lung lay răng và mất răng hàng loạt:
Hậu quả sau cùng của viêm nha chu mà không được điều trị kịp thời là mất răng hàng loạt. Tình trạng viêm nhiễm sẽ tấn công vào tổ chức quanh răng gây tiêu xương, tụt lợi dẫn tới mất răng, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiếp tục lan đến các răng khỏe mạnh còn lại và tấn công phá hủy những răng này.
Bệnh Viêm nha chu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như chẩy máu, răng lung lay thậm chí là mất răng hàng loạt.
Quy trình điều trị viêm nha chu tại Nha khoa Thành Công 108:
Quy trình điều trị viêm nha chu ở Nha khoa Thành Công được chia làm các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Bác sĩ khám và tư vấn trực tiếp để phát hiện mức độ của bệnh
Nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát nướu và xương hàm của bạn để lên kế hoạch điều trị. Việc thăm khám giúp nha sỹ đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng và điều kiện sức khỏe của khách hàng
Giai đoạn 2: Chụp phim X-quang răng (nếu cần )
Giai đoạn 3: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp thích hợp với từng giai đoạn và mức độ của bệnh
Trường hợp viêm nha chu nhẹ:
Sau bước thăm khám ban đầu, nếu bệnh nha chu chỉ ở mức độ nhẹ bác sĩ điều trị bằng thuốc chữa viêm nha chu tại chỗ như: gel giảm đau, gel chống viêm hoặc viên ngậm chống nhiễm khuẩn… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc corticoid và các loại thực phẩm chức năng như vitamin C, E để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trường hợp viêm nha chu đã xuất hiện túi mủ:
Đối với những trường hợp đã xuất hiện túi nha chu (áp xe), có ổ mủ xung quanh răng, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị khẩn cấp túi nha này. Gọi là điều trị khẩn cấp bởi đây là biểu hiện cơn đau cấp tính của bệnh, nếu để càng lâu sẽ gây nên viêm nhiễm mãn tính, răng sẽ bị lung lay và có thể rụng đi bất cứ lúc nào.
Có thể sẽ phải áp dụng phương pháp phẫu thuật đối với những trường hợp nha chu quá nặng để loại bỏ túi nha chu và khắc phục lại tình trạng răng bằng cách ghép vạt, ghép thêm xương nhân tạo vào vùng răng bị tiêu xương để giúp răng được giữ vững và không bị lung lay.
Phương pháp điều trị duy trì sẽ được tiến hành sau khi đã chữa khỏi viêm nha chu, mục đích là ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Điều trị duy trì kéo dài cho đến khi răng không còn tồn tại.
Cao răng gây ra Viêm nha chu dẫn đến tụt lợi, chẩy máu chân răng.
Trường hợp bị nha chu nặng không thể bảo tồn răng:
Đối với trường hợp răng không thể điều trị và bảo tồn được nữa thì nhổ răng chính là phương án cuối cùng mà bác sĩ bắt buộc phải đưa ra để việc điều trị nha chu được dễ dàng hơn.
Giai đoạn 4: Sau cùng là kiểm tra lại tình hình răng miệng và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh sau khi chữa bệnh nha chu
Lời khuyên của nha sĩ sau khi chữa viêm nha chu
Sau khi chữa viêm nha chu, để ngăn ngừa căn bệnh này tái phát trở lại bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng một cách cẩn thận, cụ thể:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng thường xuyên và đúng cách, dùng chỉ nha chu sau khi ăn để vệ sinh được cả trong những kẽ răng nhỏ.
- Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia và các món ăn có tính axit cao.
- Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và canxi
- Bổ xung collagen để đề kháng các bệnh răng miệng như viêm nha chu
- Thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng và có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nha chu và cách điều trị mà bạn cần biết để có thể nắm rõ hơn về cách điều trị khi chẳng may bị viêm nha chu. Khi nhận thấy tình trạng răng miệng mình có vấn đề thì hãy nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có những phương pháp can thiệp kịp thời nhất, đừng để bệnh diễn biến quá lâu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của chính bản thân mình.
Đến ngay với chúng tôi tại địa chỉ: Số 6B Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội hoặc gọi Hotline: 0913000304 để được thăm khám và tư vấn miễn phí!
Xem thêm về Nha khoa Thành Công 108: